Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Cơm tấm Sài Gòn: Ai mà chê được?
Lượt xem: 2334

Có nhiều người Sài Gòn hay than phiền rằng: Sài Gòn không có đặc sản. Có chứ, chỉ vì những cái mốt nổi lên tạm thời như trà chanh, phô mai que hay chè khúc bạch,…khiến người Sài Gòn quên mất rằng đất Sài Gòn không chỉ là vùng đất của sự du nhập văn hóa.

Có ít nhất ba đặc sản mà hễ đã đến Sài Gòn thì ai cũng nên thử qua (hy vọng là tôi kể đúng): Hủ tiếu mì gõ, cơm tấm và bánh tráng trộn (trộn chứ không nướng). Trong bài viết này, tôi sẽ bàn một chút về món mà mình hay ăn nhiều thứ nhì, nhưng cũng là món tôi thích nhất, đó là cơm tấm.

Cơm tấm Sài Gòn xuất hiện từ những ngày khổ

Theo những nguồn tin đáng tin cậy, cơm tấm Sài Gòn 100% có nguồn gốc từ Sài Gòn. Đúng hơn, nó xuất hiện từ những ngày khổ. Mà thực ra thì, bất cứ thứ gì đặc biệt đều được phát kiến ra khi người dân quá khổ. Gạo tấm, mà người Tây phương gọi là "gạo gãy" có thời giá khá bèo so với gạo mà người khá giả vẫn ăn vào những ngày đầu của thời bình vừa lập lại. Thời ấy gạo tấm vốn dĩ là thức ăn cho gà, thứ gạo hỏng rơi vãi trong lúc sàng. Gạo gãy, thịt vụn, bì dư, ban đầu cho miếng chả vào đĩa cơm cũng đã là điều cao sang. Rồi có lẽ một hôm nào đấy, một ông nhà giàu sành ăn nào đấy được mời một đĩa cơm tấm, và cơm tấm đổi đời từ đấy.

 

Tôi từng ăn kiêng theo phương pháp Low Carb, một chế độ mà bạn bắt buộc phải giảm lượng tinh bộ và đường (chứa carbonhydrate, nguyên nhân chủ yếu gây thừa cân và béo phì). Bạn chỉ được ăn “thả giàn” các món có nguồn gốc từ tinh bột vào 1-2 ngày nhất định trong tuần. Lạ một điều là, những ngày “kiêng”, tôi có thể nghĩ ra rất nhiều món để tự thưởng cho “nỗ lực” của mình, nhưng khi vừa đến ngày “xả”, nơi đầu tiên mà tôi phóng xe đến sẽ là quán cơm tấm ở gần trường đại học của mình.

Cơm tấm là một món ăn kỳ lạ, bởi nó ngon là nhờ một chén nhỏ chất lỏng được đặt cạnh - nước mắm. Chỉ đơn giản là mắm y pha đường pha ớt, nhưng không phải đĩa cơm tấm nào cũng xứng đặt cạnh một chén mắm ngon. Cũng như Tây Phương có hàng ngàn tỉ lệ kẹp thịt và bơ vào burger, người Việt có hàng ngàn cách pha nước mắm. Cũng chỉ là mắm và đường, nhưng để pha được một chén mắm ngon thì người pha cũng đã xứng đáng nhận bằng “Tiến sĩ Nước mắm học”. Tôi có một anh bạn người Mỹ gốc Hàn, anh ta thường về Việt Nam những dịp lễ Tết để thăm gia đình đang ở đây, và anh ta cũng rất thích cơm tấm. Bạn biết đấy, khi đến một tiệm cơm mới toanh, thứ đầu tiên mà anh chàng sẽ thử qua là chén nước mắm.

Ăn cơm tấm còn đoán được tính người?

Nhân nói đến nước mắm, lại bàn đến nhìn tính ăn mà đoán tính người. Bạn gái nào mới quen người yêu mà muốn biết sau này lấy về anh chàng sẽ trái gió trở trời ra sao, cứ thử dẫn anh này đi ăn một bữa cơm tấm ngon. Người nhìn xa trông rộng, hay tính thiệt hơn sẽ nếm nước mắm trước. Người điềm tĩnh sẽ chan từng muỗng một, vừa thì thôi mà nhạt thì tiếp. Người nhanh nhảu hay làm trước nghĩ sau thường bê cả chén nước mắm cho bằng hết vào dĩa cơm. Nói vui vậy thôi chứ đừng chia tay vì chén nước mắm nhé!

Nước mắm pha, loại nước chấm không thể thiếu khi ăn cơm tấm
Nước mắm pha, loại nước chấm không thể thiếu khi ăn cơm tấm

Ban đầu cơm tấm (như đã nói) chỉ có bì. Sau khi ông nhà giàu nào đó ăn cơm, thì phán rằng: "Ngon nhưng chưa đã", thế là ông chi tiền để mua miếng sườn miếng chả để vào. Cũng như ba màu cơ bản, cơm tấm truyền thống ban đầu cũng chỉ gồm sườn, bì và chả. Về sau người nhập cư đến nhiều, cơm tấm còn được bồi thêm những món lạ như phá lấu, xá xíu,... Một số nhà hàng còn làm cháy vàng cơm và cộng thêm 10 nghìn vào hóa đơn tính tiền. “Tấm” cứ thế được đi du học nước ngoài, đi Mỹ, đi Đức, đi Ấn Độ,...mỗi nơi học hỏi được chút chút. Gần đây, “Tấm” đã thành tài và được cấp bằng “Thạc sĩ Đồ Ăn Bình Dân” bởi CNN.

Nếu một lần dẫn bạn nước ngoài đi ăn, “Saigoneses” đừng dẫn họ đi ăn phở, ăn bún bò (chân thành xin lỗi phở và bún bò), bởi như vậy là bạn chưa tự tin vào đặc sản của chúng ta rồi (tôi nghĩ tôi đang hô hào như một tên Phát xít chân chính ). Cơm tấm nên ăn một lần cho bõ cuộc đời, mà lại nên ăn lề đường, vì thực ra tỉ lệ trúng thực bởi đồ ăn trong nhà hàng cao hơn lề đường nhiều. Vậy nên, hôm nào cùng ăn cơm tấm nhé!

Gaoankhang.com: Sưu tầm

 

 

Bản in

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC AN KHANG
Địa Chỉ: Số 47B Ngõ 2 Đại Lộ Thăng Long, Mễ Trì - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại : 024.66.554.555 | Email : gaoankhang@gmail.com